- Điều trị tật khúc xạ
- Dịch kính - Võng mạc
- Thể thủy tinh & Glaucoma
- Khám bệnh
- Nhãn nhi & Tạo hình củng mạc
- Tạo hình thẩm mỹ
2. Luôn luôn đeo kính mát
Ngoài việc gây tổn thương cho làn da, tia UV cũng rất có hại cho mắt. Mắt tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài có thể gây ra các vấn đề như đục thủy tinh thể, bỏng giác mạc, thậm chí ung thư mí mắt. Vì thế thường xuyên đeo kình râm khi ra ngoài đường ngay cả khi trời nhiều mây để ngăn chặn 99% đến 100% tia UV-A và tia UV-B. Ngoài kính mát, bạn cũng có thể đội mũ rộng vành khi ra nắng để ngăn chặn tia UV-A, UV-B.
Ngoài việc đeo kính mát, luôn sử dụng kính bảo hộ khi làm việc, vui chơi. Gần một nửa tại nạn về mắt xảy ra khi làm việc. Kính bảo hộ có thể giúp ngăn cản vật thể lạ, chất độc hại ảnh hưởng tới mắt. Nên chọn loại kính được làm bằng nhựa polycarbonate – để tăng khả năng chịu va đập hơn 10 lần so với các vật liệu khác.
3. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng
Bổ sung các thực phẩm giúp tăng cường tuần hoàn máu rất tốt cho mắt và thị lực. Chọn thức ăn như trái cây có múi, ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau củ xanh đậm. Bổ sung các thực phẩm giàu kẽm như đậu Hà Lan, thịt đỏ, hàu, gia cầm.
Ăn các loại rau củ giúp tăng cường thực lực như cà rốt, khoai lang, bông cải xanh…để cung cấp vitamin A giúp tăng cường thị lực. Các chất dinh dưỡng khác giúp tăng cường sức khỏe mắt bao gồm beta-carotene (có trong trái cây màu vàng, cam), lutein và zeaxanthin….
4. Thường xuyên chăm sóc mắt
Nếu đôi mắt của bạn ngứa hoặc đỏ, sử dụng thuốc nhỏ mắt để làm dịu. Nếu bị vật thể lạ bay vào mắt như cát hãy rửa sạch mắt bằng nước muối loãng hoặc nước nhỏ mắt. Nếu mắt có các triệu chứng như nhạy cảm với ánh sáng, chảy mủ, nhức mỏi thường xuyên hãy đến ngay Bệnh Viện Mắt Sông Cầu để khám và điều trị.
5. Sử dụng kính áp tròng đúng cách
Nếu bạn sử dụng kính áp tròng, thường xuyên vệ sinh kính, rửa tay trước khi sử dụng kính. Lưu ý chỉ vệ sinh kính áp tròng bằng nước chuyên dụng. Làm sạch, rửa và sấy khô kính áp tròng sau mỗi lần sử dụng. Thay kính áp tròng mỗi hai đến ba tháng một lần.
Không đeo kính áp tròng khi đi bơi hoặc khi tiếp xúc trực tiếp với chất tẩy rửa. Không đeo kính áp tròng quá lâu, không đeo kính khi ngủ (kể cả ngủ trưa).
6. Chăm sóc sức khỏe cơ thể
Một số căn bệnh như huyết áp cao hay tiểu đường có thể ảnh hưởng đến sức khỏe đôi mắt. Hai căn bệnh này có thể làm giảm lưu lượng máu lưu thông tới mắt. Các rối loạn hệ thống miễn dịch trong phổi, tuyến giáp, cũng có thể là tiền đề gây ra các bệnh về mắt.
Thường xuyên chăm sóc sức khỏe cơ thể, tập thể dục đều đặn, có một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để tránh các bệnh nói trên. Ngoài ra tham khảo ý kiến các bác sỹ chuyên khoa mắt nếu bạn có tiền sử bệnh tiểu đường hay huyết áp cao.